0909 999 888 500 Hùng Vương, phường 4, quận 5, TP.HCM

Trẻ chậm nói

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Ở tháng tuổi thứ 12, em bé cần tự nói ít nhất một từ để giao tiếp. Nhưng tới tháng tuổi thứ 16 khả năng này vẫn chưa xuất hiện là một dấu hiệu cảnh báo về chậm nói. Dấu hiệu trẻ chậm nói với mốc phát triển ngôn ngữ trung bình ở trẻ:

 

12 tháng: Trẻ không bập bẹ “ba-ba” “ma-ma”

18 tháng: Trẻ chưa nói được từ đơn. Ví dụ: ba, mẹ, gà, cá…

2 tuổi: Chưa nói được từ đôi. Ví dụ: đi chơi, uống nước, bóc kẹo, con mèo

2 – 3 tuổi: Chưa nói được cụm từ, câu ngắn. Ví dụ: Mẹ đâu rồi, con muốn ăn, bố đi làm

3 – 4 tuổi: Chưa nói được câu ngắn, đặt câu hỏi và mô tả sự kiện. Ví dụ: con muốn uống sữa

Trẻ 3 – 4 tuổi chậm nói thường có nguy cơ cao mắc rối loạn phát triển như tự kỷ, tăng động, chậm phát triển.

 

Ở những gia đình đông con, việc so sánh trẻ với bạn bè và anh chị em sẽ dễ dàng hơn vì các bậc phụ huynh đã có kinh nghiệm nuôi con và có thể sơ bộ đánh giá được các mốc phát triển của trẻ. Với gia đình có con đầu lòng, trong hàng xóm ít có trẻ nhỏ thì việc nhận biết và so sánh trẻ có chậm nói hơn các bạn bằng lứa tuổi hay không sẽ khó khăn hơn.

 

Có một số trẻ nhanh nhẹn, thông minh, ba mẹ hiểu con muốn gì, nói gì, thể hiện như vậy có nghĩa là gì … theo ý kiến chủ quan của bậc phụ huynh thì chỉ là chậm nói đơn thuần “trẻ còn nhỏ, chờ vài tháng trẻ sẽ nói được”. Phụ huynh nên biết việc đánh giá mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ rất quan trọng. Ngôn ngữ ở trẻ không chỉ phản ánh khả năng giao tiếp mà còn liên quan đến khả năng nhận thức, hành vi (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ,…), thể hiện cảm xúc, trí tuệ của trẻ nhỏ.

 

Khi trẻ có dấu hiệu nhưng bậc phụ huynh chần chừ đưa trẻ đi đánh giá phát triển sẽ càng làm cho quá trình can thiệp kéo dài và hiệu quả của việc can thiệp càng giảm đi theo độ tuổi của trẻ có vấn đề ngôn ngữ. Hay nói cách khác, việc theo dõi các mốc phát triển của con và đánh giá (có chứng cớ khoa học theo các mốc phát triển, Test IQ) đặc biệt quan trọng đối với những trẻ nhỏ (06 tháng – 4 năm tuổi). Vì thời gian này là nền móng khả năng phát triển cơ bản của con. Khi trẻ có vấn đề ngôn ngữ và được phát hiện sớm thì cơ hội can thiệp để trẻ đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ thông thường và ngăn ngừa những nguy cơ tổn thương ngôn ngữ ở giai đoạn học đường sẽ tốt hơn.

03 mốc phát triển ngôn ngữ thông thường ở trẻ

1. Với trẻ 1,5 tuổi

- Nói được khoảng 20 từ.

- Thường xuyên quay lại khi được gọi tên.

- Hay chơi đùa, chia sẻ đồ chơi, kết quả công việc, sự kiện lạ hay đồ vật mới với ba mẹ, người thân.

- Dùng các cử chỉ để diễn tả nhu cầu như xòe tay để xin, lắc đầu khi không thích, gật đầu đồng ý.

- Học thêm được từ mới mỗi tuần và cố gắng nói nhiều từ hơn mặc dù nói không chính xác.

2. Với trẻ 2 tuổi

- Nói được khoảng 50 từ.

- Thường xuyên diễn đạt bằng cụm 2 từ

- Hiểu được các bộ phận cơ thể của mình, của người khác và bộ phận của đồ vật.

- Thường xuyên chơi các trò chơi giả bộ như ăn, uống, gọi điện thoại, đi bác sĩ…

- Làm theo được các yêu cầu 2 hành động của ba mẹ “ Con lấy giúp mẹ cái điện thoại”.

- Trẻ chủ động vẫy tay tạm biệt, khoanh tay chào ai đó khi đến hoặc rời đi.

- Trả lời được các câu hỏi ai?, ở đâu?

3. Với trẻ 3 tuổi

- Nói được khoảng 300 từ.

- Học được từ mới mỗi ngày.

- Biết bày tỏ cảm xúc, biết giả bộ.

- Hiểu được yêu cầu phức tạp gồm 2 hành động không quen thuộc.

- Biết được hầu hết đồ dùng trong gia đình.

 

02 loại chậm nói thường gặp ở trẻ

1. Trẻ chậm nói đơn thuần

Là cụm từ dùng để chỉ những trẻ nói chậm hơn các bạn cùng tuổi nhưng có thể đạt được các mốc phát triển về ngôn ngữ hiểu và diễn đạt khi trẻ khoảng 2- 2,5 tuổi. Trẻ chậm nói đơn thuần có thể không cần phải can thiệp hỗ trợ do khả năng tự học ngôn ngữ của trẻ khá, kỹ năng hiểu và sử dụng cử chỉ để giao tiếp tốt.

 

Tuy nhiên trẻ lên 2,5 đến 3 tuổi mà vẫn chưa nói được từ nào thì gia đình cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đi khám đánh giá để phát hiện các vấn đề khác. Có thể trẻ không chỉ chậm nói đơn thuần nữa mà liên quan đến rối loạn phát triển như tự kỷ chậm nói, chậm phát triển trí tuệ và ngôn ngữ ở trẻ

2. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Trẻ sẽ không tự đạt được các mốc phát triển về ngôn ngữ ở những độ tuổi mong đợi nếu không được hỗ trợ sớm và tích cực. Khi lớn lên, những trẻ này dễ gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ, chậm phát triển và tổn thương ngôn ngữ đặc trưng (IQ đạt mức trung bình nhưng điểm số hiểu lời ở mức chậm – trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học ở trường, nhất là các môn học bằng ngôn ngữ như toán đố, tiếng Việt, lịch sử, địa lý… thậm chí là khó khăn trong giao tiếp với bạn bè và thầy cô).

 

Nếu bắt đầu nhận thấy ngôn ngữ của con có vẻ chậm, hãy tìm hiểu xem đó là chậm nói đơn thuần hay chậm phát triển ngôn ngữ để có sự hỗ trợ cho trẻ kịp thời. Cha mẹ cũng có các cách hỗ trợ để con nghe và hiểu tốt hơn như: nói với con rõ và cụ thể, giúp con mở rộng câu, quan tâm và khen thưởng chủ đề con nói…

 

Hiện nay đã có thang đánh giá phát triển ngôn ngữ thông thường để bậc phụ huynh có thể đánh giá khả năng ngôn ngữ của con. Ngoài ra, thông qua thực hiện Test trí tuệ (Test IQ) đánh giá phát triển về lời nói, khả năng hiểu, khả năng diễn đạt có những tiêu chí chính xác hơn để xác định vấn đề về trẻ chậm nói hay không. Từ đó có những chương trình, kỹ thuật phù hợp tác động giúp trẻ nói tốt hơn.

 

Cha mẹ là người gần gũi và hiểu trẻ rõ nhất. Nếu con ở một trong hai trường hợp nêu trên, cha mẹ có thể tạm thời thở phào rằng trẻ chỉ “chậm chút xíu” và từ từ “con sẽ nở hoa” bằng những phương pháp can thiệp đơn giản. Nhưng nếu con đã 2 – 3 tuổi hoặc hơn, cha mẹ không nên ngồi chờ đợi hay theo dõi xem con có gặp vấn đề về ngôn ngữ hay không nữa. Hãy tới thăm khám ngay bởi các Bác sĩ Nhi khoa phát triển hay Chuyên viên Âm ngữ trị liệu. Cha mẹ sẽ có câu trả lời rõ ràng hơn về các mốc phát triển ngôn ngữ (kỹ năng hiểu lời, diễn đạt, sử dụng cử chỉ, thể hiện cảm xúc…) con cần phải có và biện pháp can thiệp phù hợp.

- Biết những tính từ đơn giản như to nhỏ, cao thấp hay giới từ trong ngoài, trên dưới.

- Biết được các bộ phận cơ thể chi tiết như răng, lưỡi, lỗ mũi, ngón tay, ngón chân, nách…

- Hiểu câu hỏi Làm gì? Tại sao (đơn giản)?

- Thường xuyên diễn đạt bằng cụm từ hoặc câu 3-4 từ.

 

Trẻ chậm nói có sao không?

Ngôn ngữ và lời nói là phương tiện để cha mẹ, người chăm sóc hiểu và chăm sóc trẻ tốt nhất. Chậm phát triển ngôn ngữ, lời nói sẽ gây nhiều khó khăn cho trẻ:

- Trẻ khó truyền đạt ý muốn, thường xuyên khóc ăn vạ vì cha mẹ không hiểu

- Khó hòa nhập cùng các bạn, đặc biệt là ở mầm non

- Khả năng hiểu và tiếp thu kém hơn

- Ngôn ngữ cử chỉ hạn chế như chỉ tay, gật đầu, lắc đầu

- Tiềm ẩn nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ, tăng động, chậm phát triển

Khi nào cần đưa trẻ chậm nói đi khám, can thiệp?

 Trẻ chậm nói hơn 30% so với mốc ngôn ngữ thông thường: Vốn từ hạn chế, hay thay thế từ, dùng từ không cụ thể

- Trẻ ít giao tiếp mắt, ít đáp ứng với tên gọi

- Ngôn ngữ cử chỉ hạn chế (không chỉ trỏ, gật lắc đầu)

- Dùng hành động quá nhiều thay vì dùng lời (kéo tay,

- Hay nói linh tinh từ không rõ nghĩa

- Cần chỉnh sửa lời nói lắp, ngọng, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

 

Can thiệp trẻ chậm nói tại Trung tâm Trí Việt

Trung tâm Trí Việt dạy trẻ chậm nói phát triển toàn diện ngôn ngữ hiểu, cử chỉ, mở rộng vốn từ, diễn đạt lời nói trôi chảy.

 

- Cá nhân hóa mục tiêu trên mức độ chậm nói ở trẻ

- Đẩy mạnh can thiệp 1-1 phát triển ngôn ngữ, kỹ năng

- Giáo viên Yêu thương – Đồng hành - Hỗ trợ với trẻ và gia đình

- Hỗ trợ cha mẹ để cùng dạy con ở nhà

- Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ hiểu, diễn đạt lời nói trôi chảy

 

Trung tâm Trí Việt chuyên dạy can thiệp cho trẻ chậm nói đơn thuần và trẻ tự kỷ chậm nói. Trẻ sẽ được can thiệp cá nhân 1 – 1 để thúc đẩy việc phát triển vốn từ diễn đạt thông qua các hoạt động âm ngữ trị liệu và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Sau mỗi buổi học, giáo viên sẽ ghi chép các hoạt động trong ngày, những đáp ứng của trẻ và hoạt động về nhà để phụ huynh tiếp tục dạy trẻ ở nhà và các môi trường khác nhau

 

Các bài viết mới

Mô hình can thiệp

29/03/2025 - 15:26

CÁC PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP

29/03/2025 - 15:21

Trẻ chậm phát triển

29/03/2025 - 14:46

Trẻ chậm nói

29/03/2025 - 14:32

Video

Thống kê truy cập

Liên hệ

Các cơ sở Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục Hoà nhập Trí Việt

🏠 CS1: Số 4, Đường 442, Phường Tăng Nhơn Phú A, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

🏠 CS2: Số 197/12, Đường Linh Trung, Phường Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh

🏠 CS3: Số 124, Khu Phố Tây B, Đường GS2, Phường Đông Hoà, Tp.Dĩ An, Tỉnh Bình Dương

☎️ Hotline: 0937 986 550

✉ Email: trungtamchuyenbiettriviet@gmail.com

🚩Faceboook: facebook.com/trungtamchuyenbiettriviet

Bản đồ