1.Phương pháp ABA (Phân tích ứng dụng hành vi)
Mục tiêu của ABA là giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn các hành vi không mong muốn, đồng thời làm tăng các hành vi mong muốn.
1.1 Nguyên tắc
Chậm phát triển ngôn ngữ hoặc thoái hóa ngôn ngữ.
Hành vi trở nên mạnh hơn nhờ có khuyến khích tích cực và cả khuyến khích tiêu cực
Hành vi bị kém đi do sự từ chối ở phần hậu quả được duy trì
Hậu quả phải kiên định và ngay lập tức ngay sau những hành vi mang ý nghĩa kiểm soát
Hành vi trở nên mạnh hơn/kém đi hay duy trì là bởi người làm mẫu
1.2. Bảng quan sát ABC
(A antecedent) Tiền tố => Những gì xẩy ra ngay
trước hành vi đó.
(B behaviour) Hành vi => Mô tả chuyện thực sự xảy
ra hoặc hành vi trẻ như thế nào.
(C consequence) Hậu tố => Kết quả của hành vi
hoặc chuyện xảy ra ngay sau đó bao gồm cả phản
ứng của người lớn đối với hành vi của trẻ.
1.3. Chức năng(mục đích/công dụng) hành vi
ABA (Applied Behavior Analysis) là một phương pháp trị liệu được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong việc can thiệp hành vi, đặc biệt là ở trẻ em mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Đây là một trong những phương pháp khoa học đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên nguyên tắc học tập và hành vi, nhằm thay đổi các hành vi không mong muốn và khuyến khích những hành vi tích cực.
2. Phương pháp PECS
Các bước chính trong phương pháp PECS:
Bước 1: Trẻ lấy ảnh của vật trước mặt để trao đổi lấy vật trẻ muốn (có trợ giúp thể chất)
Bước 2: Trẻ di chuyển lấy tranh trao đổi lấy vật trẻ muốn (chủ động gửi ảnh của vật)
Bước 3: Trẻ lựa chọn giữa các ảnh của vật để trao đổi lấy vật trẻ muốn
Bước 4: Trẻ lấy ảnh con muốn và cùng lấy ảnh vật/ hoạt động trẻ muốn
Bước 5: Khi cô hỏi con muốn gì? Trẻ lấy ảnh con muốn và cùng lấy ảnh vật/ hoạt động trẻ muốn
Bước 6: Trẻ lấy ảnh con thấy? con biết/ con nghĩ… và cùng lấy ảnh vật/ hoạt động/ cảm xúc… để đưa cho cô khi thấy vật/ hoạt động/ cảm xúc…
3. Phương pháp TEACCH
3.1. Các lĩnh vực can thiệp
Bắt chước, Nhận thức, Vận động thô, Vận động tinh, Phối hợp mắt và tay, Kỹ năng hiểu biết, Kỹ năng ngôn ngữ, Kỹ năng tự lập, Kỹ năng bắt chước xã hội
3.2. Các bước thực hiện